Nhà hình chữ đinh là gì? Có nên xây nhà chữ đinh không?
Các mẫu nhà truyền thống Việt Nam luôn ẩn chứa một vẻ đẹp mộc mạc, gần gũi mang đậm giá trị văn hóa dân tộc. Trong đó, nhà hình chữ đinh là một trong những mẫu nhà nổi bật với nét kiến trúc độc đáo, gây ấn tượng cho bất cứ ai khi ngắm nhìn.
Ngày nay, các mẫu nhà chữ Đinh đã được thay đổi khá nhiều về mặt kiến trúc và bố trí công năng để phù hợp với nếp sống hiện đại và tính thẩm mỹ hơn. Hãy cùng Nội thất gỗ óc chó Anh Vũ khám phá đặc điểm kiến trúc độc đáo của mẫu nhà hình chữ đinh qua bài viết này nhé.
1/ Thế nào là kiểu nhà hình chữ Đinh?
Nhà hình chữ đinh là gì? Nhà hình chữ đinh là mẫu nhà được thiết kế theo hình chữ đinh (丁) trong Hán tự. Và nó còn được biết đến với tên gọi là nhà chữ T.
Nhà chữ đinh được xây dựng với kết cấu gồm 1 nhà trên và 1 nhà dưới. Trong đó nhà trên thiết kế nằm ngang, nhà dưới nằm xuôi. Đòn giông của hai căn nhà thẳng góc với nhau, tạo thành hình chữ đinh.
Các mẫu nhà chữ T thường xuất hiện phổ biến tại nông thôn xưa, ở gia đình sở hữu những mảnh đất có diện tích lớn, họ thường xây dựng nhà theo mô hình chữ đinh để tận dụng không gian tối đa.

Ngày nay, mẫu nhà này đang dần thịnh hành trở lại với nhiều biến thể khác nhau, không chỉ để làm nhà ở mà còn sử dụng trong thiết kế nhà thờ, đình chùa.
2/ Đặc điểm kiến trúc nhà chữ Đinh
Nhà chữ đinh truyền thống có kiến trúc gồm 2 căn chủ đạo là nhà chính (nhà trên) và nhà phụ (nhà dưới). Nhà chính là nhà 3 gian đặt nằm ngang. Nhà phụ nối với nhà chính bằng các mái ngang hoặc lối đi ở hông nhà và được đặt thẳng dọc phía sau, giống với chữ Đinh trong Hán tự.
Kiểu nhà này có đặc điểm là cửa cái ở nhà trên và nhà dưới mở cùng một hướng, có chung mái hiên trước để tạo sự đồng bộ cho tổng thể căn nhà. Sở dĩ nhà chữ đinh có kiến trúc như vậy là do cửa cái nhà trên trổ ở chiều dài của ngôi nhà. Còn cửa cái của nhà dưới trổ ở chiều rộng.
2.1/ Cấu trúc nhà trên của nhà chữ Đinh
Theo quan niệm xưa, kiến trúc nhà chữ Đinh thể hiện quan niệm trong lối sống và sinh hoạt truyền thống của người Việt. Vậy nên khu vực nhà trên có diện tích rộng được chú trọng thiết kế và là vị trí được ưu tiên nhất trong toàn bộ ngôi nhà.
Không gian nhà trên được thiết kế cao và bề thế bởi đây là nơi thờ cúng, tiếp khách và cũng là khu vực nghỉ ngơi, sinh hoạt.
Tùy theo sở thích của từng gia chủ mà khu vực nhà trên có thể bố trí nội thất và công năng thích hợp. Thường thì nhà trên sẽ được bố trí nội thất cơ bản theo cấu trúc: Chính giữa là bộ bàn ghế, hai bên là bộ phản hoặc đi văng.
Cách bố trí như vậy giúp không gian thông thoáng hơn, dù ở gian nào cũng luôn cảm nhận được gió trời. Do đó không gian bên trong nhà những ngôi nhà hình chữ đinh luôn thoáng và mát mẻ vào mùa hè, ấm cúng vào mùa đông.

Ngày nay, những căn nhà hình chữ đinh hiện đại được thiết kế phần nhà trên thành 3 gian 2 chái. Với phòng khách chiếm diện tích lớn gần như chiếm toàn bộ không gian nửa phía trước nhà trên và nhà ăn, phía sau là hai gian chái để làm buồng ngủ.
2.2/ Đặc điểm không gian nhà dưới
Thiết kế nhà hình chữ T với nhà dưới là không gian sinh hoạt của gia đình. Đây là nơi diễn ra các hoạt động như nấu nướng và cũng là nơi nghỉ ngơi riêng của các thành viên trong gia đình.

Thời xưa, nhà dưới là nơi sinh hoạt chủ yếu dành cho những người phụ nữ trong gia đình. Do vậy nên khu vực này được thiết kế thấp và nhỏ hơn nhà trên (nhà chính) và chủ yếu dùng để bố trí phòng ngủ cho các thành viên nữ.
3/ Ý nghĩa phong thủy của nhà chữ đinh
Để xác định nhà chữ đinh tốt hay xấu thì cần phải có được những kích thước và thông số cụ thể. Thông thường, nếu phần loe ra phía sau có kích thước nhỏ thì không đáng lo ngại. Đặc điểm này còn rất tốt vì được xem là nở hậu.
Theo ông bà ta xưa, những ngôi nhà nở hậu sẽ tích tụ rất nhiều tài vận, may mắn. Vì nhà nở hậu như một chiếc bình hồ lô hút may mắn từ phần miệng bình vào bên trong rồi tích tụ may mắn ở phần bầu ở dưới.
Do đó những ai sở hữu ngôi nhà nở hậu đồng nghĩa với việc giữ được nhiều may mắn, tài lộc.
Đây cũng chính là lý do khiến nhiều gia đình lựa chọn xây nhà hoặc làm nhà thờ, đình chùa hình chữ đinh
Tuy nhiên, nếu như phần loe ra quá lớn khiến mảnh đất bị khuyết hãm nhiều, hoặc phần tâm đất nằm lấn sang nhà khác thì lại rất xấu, gia chủ không nên lựa chọn thế đất như vậy để xây nhà.
4/ Cách làm nhà và cải tạo nhà chữ đinh
So với các mẫu nhà có kiến trúc hiện đại, kiểu nhà chữ đinh thường có nhiều điểm khác biệt về ngoại thất và nội thất. Dưới đây là những lưu ý khi xây nhà hình chữ T dưới đây bạn cần phải nắm vững.
4.1/ Xác định diện tích xây dựng nhà hình chữ đinh
Nhà hình chữ đinh thích hợp xây dựng trên những diện tích rộng và có mặt nền bằng phẳng. Đồng thời, khu vực xây dựng cần có đặc điểm vị trí thuận lợi.
Chính vì vậy nên chi phí để xây dựng nhà chữ đinh hoặc cải tạo nhà chữ đinh khá cao, thời xưa chỉ phù hợp với những gia đình có mức kinh tế khá trở lên.
Các mẫu nhà chữ đinh xưa, tiêu biểu là nhà chữ đinh Nam Bộ có vẻ ngoài bề thế với các cột gỗ lớn, được chạm khắc vô cùng tinh xảo và trang trí rất tinh tế.
Tuy nhiên, ngày nay khi mà diện tích đất đai đang ngày càng thu hẹp thì xây dựng nhà chữ đinh được biến tấu khá nhiều bằng cách: Thêm tầng, bài trí lại các không gian cho phù hợp công năng sử dụng,… Từ đó hình thành nên những ngôi nhà chữ T hiện đại, sang trọng.

4.2/ Lựa chọn vật liệu xây dựng nhà chữ T
Một trong những yếu tố quan trọng khi xây dựng nhà chữ T không thể không nhắc đến đó là lựa chọn vật liệu xây dựng thích hợp.

Nhà chữ T thường sử dụng vật liệu chính là mái ngói và gạch. Bên cạnh đó, các cột gỗ cùng khung nhà được lựa chọn khắt khe từ những loại gỗ bền và quý với khả năng thích ứng tốt với điều kiện khí hậu nước ta.
Mái ngói được thiết kế với độ dốc lớn giúp tạo độ vững và chắc cho ngôi nhà, đảm bảo thích ứng và chống lại các trận mưa hoặc cơn bão lớn.
Độ dốc lớn từ mái ngói cũng sẽ khiến cho không gian căn nhà trở nên rộng lớn hơn. Đồng thời giúp trần nhà có sự thông thoáng tạo cảm giác mát mẻ, dễ chịu trong nhà.
5/ Các mẫu nhà chữ đinh đẹp
Nhà chữ đinh là kiến trúc nhà truyền thống của người Nam Bộ. Mẫu nhà này mang một vẻ đẹp quen thuộc, giản dị nhưng cũng rất phóng khoáng, tao nhã hệt như tính cách của người dân nơi đây.

Bước vào thời hiện đại, nhiều công trình như nhà thờ, đền chùa hay nhà ở hiện đại vẫn được xây dựng theo hình khối nhà chữ T. Kiến trúc và vật liệu xây dựng cũng có sự thay đổi linh hoạt như bê tông cốt thép, mái thái sang trọng,…

Với nhiều phong cách thiết kế sáng tạo, nổi bật mà vẫn đảm bảo sự hợp lý về mặt phong thủy. Các mẫu nhà chữ T đẹp xuất hiện khá nhiều trong những năm trở lại đây.
Cộng với ưu điểm vượt trội về kiến trúc độc đáo cùng khả năng tránh nắng nóng và mùa hè, che gió lạnh vào mùa đông,…
Biến thể linh hoạt nhà chữ đinh 1, 2 tầng thậm chí là 3 tầng sẽ mang đến không gian sống khoa học, tiện nghi nhất. Mời các bạn cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh nhà chữ đinh đẹp trong cuộc sống ngày nay:
Nhìn chung, các mẫu nhà chữ T thường được xây dựng theo lối kiến trúc hiện đại là chủ yếu.
Ngoài ra, nếu sở hữu một căn nhà rộng rãi, thông thoáng thì gia chủ có thể trồng thêm nhiều cây xanh để tạo sự mát mẻ, thoáng đãng cho ngôi nhà. Đồng thời góp phần tô điểm cho không gian sống trở nên ấn tượng và cuốn hút hơn.



Với những thông tin cơ bản về đặc điểm kiến trúc và phong thủy của nhà hình chữ đinh trên chắc các bạn đã hiểu thêm về kiểu nhà này rồi đúng không?
Bạn đã từng nhìn thấy nhà hình chữ đinh chưa và cảm nhận về ngôi nhà đó như thế nào hãy chia sẻ cho Nội thất gỗ óc chó Anh Vũ biết ở phần bình luận bên dưới nhé!
NỘI THẤT ANH VŨ – TINH TẾ TẠO KIỆT TÁC
Website:
noithatgoocchoav.com
noithatanhvu.com.vn
Fanpage:
Nội Thất Anh Vũ
Nội thất gỗ óc chó cao cấp Anh Vũ
Nội thất biệt thự Anh Vũ